Tốc độ xung nhịp CPU là gì? Và Tác dụng của Xung Nhịp
29-04-2021 1125
Ai trong chúng ta đều biết rằng CPU được coi là bộ não của máy tính. Bời máy tính xử lý thông tin nhanh hay chậm đều phụ thuộc vào CPU. Bạn có nghe mọi người nhắc đến xung nhịp CPU. Bạn thắc mắc không biết tốc độ xung nhịp CPU là gì cũng như công dụng của nó? Hoàng Long Computer sẽ giải đáp thắc mắc của bạn về xung nhịp máy tính qua phần dưới đây của bài viết.
Tốc độ xung nhịp CPU là gì và công dụng của nó
Tốc độ xung nhịp CPU là gì?
Tốc độ xung nhịp CPU chính là thông số thể hiện/ biểu thị chu kì mỗi giây mà CPU có thể xử lý, thực hiện được. Do đó tốc độ xung nhịp là một trong những thông số quan trọng để người sử dụng có thể đánh giá được hiệu suất, tốc độ xử lý của CPU nhanh hay chậm.
Tốc độ xung nhịp là chi kỳ xử lý lệnh trong vòng 1 giây của CPU
Xem thêm: Bộ vi xử lý chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tính Inter, AMD - Giá Cực Rẻ !
Nói 1 cách đơn giản và dễ hiểu thì những CPU có tốc xung nhịp, tần suất cao thì hiệu suất xử lý thông tin, tín hiệu tốt hơn loại CPU có tốc độ xung nhịp và tần suất thấp hơn. Khi CPU xử lý thông tin và các lệnh nhanh chóng sẽ giúp người làm việc trên máy tính hiệu quả, tiết kiệm thời gian hơn. Do đó tốc độ xung nhịp CPU là một trong những yếu tố khiến khách hàng luôn quan tâm khi chọn mua CPU.
CPU máy tính sẽ xử lí cùng lúc rất nhiều lệnh từ một hoặc nhiều chương trình khác nhau. Ví dụ cơ bản nhất để bạn dễ hình dung: bạn mở cùng lúc 2 file 1 là file pdf 2 là file word chỉ để so sánh.
Máy nào CPU có tốc độ xung nhịp cao hơn thì máy đó xử lý lệnh nhanh hơn
Thì trong lúc này CPU sẽ xử lý ít nhất là lệnh mở file từ pdf, word cũng như tốc độ di chuyển chuột giữa 2 bên… Tốc độ xung nhịp CPU là tốc hiển thị số đo chu kì mà CPU đó có thể xử lí được trong mỗi một giây.
Xem thêm: Mainboard - Bo Mạch Chủ Intel/AMD chính hãng, đầy đủ các dòng chipset mới nhất, đáp ứng mọi cấu hình PC
Đơn vị đo tốc độ xung nhịp CPU là gì?
Đơn vị đo tốc độ xung nhịp CPU là GHz - gigahertz. Có thể thấy thông qua đơn vị đo này CPU xử lý hàng tỷ lệnh qua mỗi giây. Điều này bạn có thể gặp ở bất kỳ máy nào, nhà sản xuất đều đưa ra thông số GHZ.
Tốc độ xung nhịp CPU có tác dụng gì?
Trong trường hợp so sánh CPU tương đồng ở các phần cứng khác thì những CPU có tốc độ xung nhịp lớn hơn thường sẽ xử lý các thao tác nhanh hơn và theo thời gian CPU đó bền hơn. Ví dụ đơn giản để bạn có thể dễ hình dung hơn: CPU của bạn có tốc độ xung nhịp là 3,4Ghz. Tức là bạn có thể hiểu rằng mỗi giây mà CPU này thực hiện được tối đa là 3,4 tỷ chu kì.
CPU nào có xung nhịp cao hơn thường tốt hơn
Do đó nhiều người thường nghĩ rằng CPU có xung nhịp cao hơn thường sẽ tốt hơn. Điều này chỉ chính xác khi các thông số khác của CPU là như nhau. Bởi khi so sánh thực tế 2 loại CPU thuộc cùng một dòng nhưng thế hệ thì chúng ta mới có thể xem xét đến tốc độ xung nhịp. Nếu sản phẩm khác dòng nhưng tốc độ xung nhịp như nhau thì bạn nên lựa chọn sản phẩm đời mới nhất bởi nó có tốc độ ổn định theo thời gian hơn so với sản phẩm đời cũ.
Ví dụ, bạn đang tham khảo 2 CPU Core i5 cùng thuộc một dòng và thế hệ thì tốc độ của nó có thể khác nhau như 1 loại xung nhịp 2.4GHz; và 1 loại có tốc độ xung nhịp 3.6GHz. Như vậy, tốc độ xung nhịp khi hoạt động tối đa của 2 mẫu là khác nhau, chúng chênh nhau tới hơn 60%.
Ngày nay, tốc độ xung nhịp CPU chỉ hoạt động đến một tốc độ giới hạn, rất ít khi nó hoạt động ở mức tối đa. Do đó nhiều người tìm cách nâng cấp từ tốc độ CPU xung nhịp từ mức cơ bản lên đến tốc độ cao và nhanh hơn - được nhiều người gọi là turbo tối đa.
Nhưng bạn cần lưu ý rằng tốc độ xung nhịp CPU chạy càng cao hơn, càng mạnh thì nhiệt do nó tạo ra càng lớn. Do đó, để có thể điều tiết nhiệt, giúp tránh cho phần cứng này bị nóng đột ngột thì CPU luôn có bộ phận làm mát. Điều này giúp cho sản phẩm được bền và tốt theo thời gian hơn. Ngoài ra, một vài yếu tố khác còn ảnh hưởng đến tốc độ xung nhịp CPU: ổ cứng, số lượng lõi, SSD và RAM .
Tốc độ xung nhịp CPU còn có thể tăng lên nhờ Ram và SSD