Liên hệ
Mua hàng 098.236.8008 Mua hàng 0862.535.536
Kỹ Thuật, Bảo Hành 086.552.8008 Tin tức
DANH MỤC SẢN PHẨM

DANH MỤC SẢN PHẨM

Intel Z590 Chipset có gì mới hơn chipset Z490?

10-06-2021    1148

Intel đã công bố dòng vi xử lý Rocket Lake thế hệ thứ 11 với chipset Z590 cách đây ít lâu với nhiều cải tiến đáng giá. Cùng với việc giới thiệu dòng vi xử lý hàng đầu i9-11900K đi kèm với mức tăng IPC đáng kể, Intel cũng công bố công nghệ PCIe 4.0 được áp dụng cho các dòng vi xử lý Rocket Lake đời mới này.  Chipset Z590 có nhiều ưu điểm hơn so với tiền nhiệm khi nó tăng gấp đôi băng thông cho CPU, cho phép hỗ trợ nhiều thành phần phần cứng hơn để tận dụng tối đa hiệu năng. Mức xung nhịp RAM được hỗ trợ cũng tăng lên 3200MHz so với 2933Mhz trên thế hệ Comet Lake. Đồng thời, khả năng tương thích ngược của Chipset Z590 cũng được Intel hỗ trợ khi có thể tương thích với các vi xử lý Comet Lake trước đó.

Như  thường lệ, các nhà sản xuất bo mạch chủ cũng sẽ sẵn sàng tung ra một loạt các dòng bo mạch chủ của họ từ phân khúc phổ thông cho tới cao cấp, với nhiều đặc tả kĩ thuật khác nhau để người dùng có thể lựa chọn cho nhu cầu của riêng họ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây không phải là bo mạch chủ nào hơn bo mạch chủ nào, mà mấu chốt là Z590 có gì thay đổi đáng giá hơn so với Z490 để người dùng buộc phải nâng cấp? Hay Intel chỉ làm trò “bình mới rượu cũ” rồi bán với mức giá “cắt cổ”?

1.Z590 tăng gấp đôi băng thông so với Z490.

Ở thế hệ  Rocket Lake  thứ 11 mới nhất, Intel đã thay đổi vi xử lý hàng đầu của họ bằng cách giảm số nhân xuống chỉ có 8 nhân 16 luồng (i9 11900K) so với so với 10 nhân 20 luồng (i9 10900K) của thế hệ trước. Nhưng ngược lại, Intel đã tăng mức IPC lên cao đáng kể với mức tăng tương đồng với mức mà đối thủ AMD đã công bố trên dòng Ryzen 5000 Series là 19%. Điều này đồng nghĩa với việc hiệu năng đơn nhân của các vi xử lý Rocket Lake gia tăng rất lớn. Nhưng điểm đáng kể đó chính là Intel đã đưa một số tính năng mới lên chipset Z590 và một số nhà sản xuất bo mạch chủ dựa vào điều này để đưa ra những sản phẩm đa dạng với nhiều tính năng đáng giá.

Điểm khác biệt lớn đầu tiên là liên kết CPU tới chipset, hay còn gọi là DMI. Với các thế hệ vi xử lý trước đó, liên kết DMI chỉ được Intel “cấp” cho với băng thông x4. Ở Rocket Lake, Intel tăng gấp đôi băng thông cho liên kết DMI thành x8. Điều này có nghĩa là gì? Chẳng hạn, người dùng có 2 ổ đĩa PCIe 3.0 x4 gắn vào một bo mạch chủ Z590 có 2 cổng M.2 NVMe, và lúc này hai ổ đĩa có thể chạy ở tốc độ tối đa. Đó là chưa kể, liên kết DMI x8 chỉ hoạt động với CPU Rocket Lake và sẽ hạ xuống x4 khi người dùng sử dụng với các vi xử lý thế hệ trước.

2.Hỗ trợ công nghệ PCIe 4.0.

Điểm khác biệt lớn thứ hai là nền tảng Z590 hỗ trợ công nghệ PCIe 4.0. Với việc hỗ trợ PCIe 4.0, CPU sẽ có 20 lane PCIe, trong đó 16 lane sử dụng cho các VGA và 4 lane PCIe khác dành cho thiết bị lưu trữ. Các nhà sản xuất bo mạch chủ có thể chia x16 đó tùy theo dòng sản phẩm của họ, ví dụ chia  x8 / x8 hoặc x8 / x4 / x4…

 

3.Hỗ trợ USB 3.2 G2x2 (20 Gbps) Type-C từ chipset.

Điểm khác biệt lớn thứ ba đó là Z590 hỗ trợ USB 3.2 G2x2 (20 Gbps) Type-C từ chipset. Các bo mạch chủ tận dụng tính năng này có thể sẽ kích hoạt nó trên header phía trước hoặc sau, mặc dù nó là tùy chọn và một số bo mạch chủ giá rẻ có thể sẽ không có cổng này.

4.Hỗ trợ mức xung RAM cao hơn. 

Điểm khác biệt lớn thứ tư, đó chính là Intel tăng cường khả năng hỗ trợ bộ nhớ tốt hơn khi thế hệ thứ 11 được nâng cấp từ DDR4-2933 lên DDR4-3200. Điều này có nghĩa là các nhà sản xuất bo mạch chủ sẽ áp dụng các thông số kỹ thuật cơ bản nhằm đáp ứng mức xung nhịp DDR4-3200 theo tiêu chuẩn JEDEC hoặc cao hơn khi ép xung bộ nhớ.

 

5.Nhiều tính năng bổ sung

Chipset Intel Z590 mới hiện bao gồm hỗ trợ gốc cho kết nối Type C USB 3.2 Gen 2x2 20 Gbps. Trên chipset Z490 trước đó, các nhà sản xuất bo mạch chủ muốn hỗ trợ kết nối này cần sử dụng bộ điều khiển bổ sung, chẳng hạn như ASMedia ASM3242.

Kết nối mạng cũng là một điểm nhấn đáng kể ở dòng Z590 với việc Intel tiếp tục áp dụng Wi-Fi 6 MAC gốc vào chipset, có thể truy cập thông qua giao diện CNVi độc quyền của Intel. Các nhà sản xuất bo mạch chủ sẽ kích hoạt điều này thông qua module AX201 hoặc AX210 Wi-Fi 6 RF mới nhất của Intel hoặc Intel Killer AX1675 mới.

Đối với kết nối có dây, Intel xác định hỗ trợ LAN 2,5 Gigabit, đây là một tính năng chính cho dòng chipset mới. Tuy nhiên đây không phải là điều gì đặc biệt, vì các thế hệ trước đã áp dụng điều này khi  các nhà sản xuất bo mạch chủ chỉ cần mua chip PCIe 2,5 GbE và gắn nó vào chipset.

 

6.Intel Thunderbolt 4: Hỗ trợ cho Maple Ridge

Một tính năng mới khác được tìm thấy trên các bo mạch chủ Z590 là kết nối Maple Ridge Thunderbolt 4 của Intel. Mặc dù có rất ít sự khác biệt giữa Thunderbolt 4 và Thunderbolt 3 trước đó, vì cả hai đều cho phép băng thông 40 GB và cả hai đều có thể hỗ trợ các màn hình bổ sung, nhưng TB4 vẫn cung cấp tiêu chuẩn thông số kỹ thuật đầy đủ. Thunderbolt 4 đi kèm với tính năng bảo mật bổ sung thông qua bảo vệ Intel VT-d DMA, có thể hỗ trợ cáp dài hơn với chiều dài lên đến 2 mét và cũng có thể kết nối tree/branch daisy chaining, trong khi trước đây chỉ hỗ trợ linear chaining.

Một lợi ích khác cho người dùng muốn gắn thêm màn hình là Thunderbolt 4 có thể hỗ trợ tối đa hai màn hình 4K và một màn hình 8K, đây là một cải tiến rõ rệt so với Thunderbolt 3. Các hệ thống muốn bật TB4 sẽ làm được điều đó mặc dù nhà sản xuất tích hợp chip Maple Ridge trên bo mạch, cũng như với bất kỳ bộ điều khiển bên ngoài nào khác (bên ngoài chipset).

 

Tin xem nhiều
Tiktok
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
X