Liên hệ
Mua hàng 098.236.8008 Mua hàng 0862.535.536
Kỹ Thuật, Bảo Hành 086.552.8008 Tin tức
DANH MỤC SẢN PHẨM

Mục lục

So sánh SSD và HDD: Tốc độ, độ bền, giá thành

Thời gian 15-05-2025 | Chia sẻ: Facebook Zalo Twitter

So sánh SSD và HDD: Tốc độ, độ bền, giá thành

Ổ cứng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của máy tính, bao gồm tốc độ xử lý, khả năng lưu trữ và trải nghiệm người dùng. Hiện có 2 loại ổ cứng phổ biến nhất là SSD (Solid State Drive) và HDD (Hard Disk Drive). Dù cùng đảm nhận nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu, nhưng so sánh SSD và HDD sẽ thấy nhiều điểm khác biệt.

Vậy ổ cứng HDD và SSD khác nhau như thế nào? Nên chọn loại nào cho nhu cầu sử dụng cá nhân hoặc doanh nghiệp? Bài viết dưới đây từ Hoàng Long Computer sẽ giúp bạn làm rõ mọi khía cạnh để đưa ra quyết định đầu tư thông minh nhất.

Ổ cứng SSD và HDD là gì? 

Ổ cứng SSD (Solid State Drive) và HDD (Hard Disk Drive) là hai loại thiết bị lưu trữ dữ liệu phổ biến trong máy tính. Chúng có cùng chức năng chính là lưu trữ hệ điều hành, phần mềm và dữ liệu cá nhân, nhưng hoạt động và hiệu năng khác nhau. Dưới đây là sự khác biệt cơ bản giữa chúng.

HDD (Hard Disk Drive)

HDD là loại ổ cứng truyền thống đã tồn tại từ lâu, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học với các đĩa từ quay và đầu đọc/ghi dữ liệu di chuyển để truy cập thông tin. Cấu trúc của HDD bao gồm:

  • Track: Các vòng tròn đồng tâm dùng để lưu trữ dữ liệu.
  • Sector: Mỗi track chia thành nhiều sector – đơn vị lưu trữ nhỏ nhất.
  • Cluster: Gồm nhiều sector liên kết để lưu dữ liệu.

Khi thực hiện thao tác lưu hoặc mở tệp tin, đĩa từ trong ổ HDD sẽ bắt đầu quay. Đầu đọc/ghi di chuyển đến đúng vị trí chứa dữ liệu trên đĩa (dựa vào các track và sector). Dữ liệu được ghi/đọc thông qua từ tính tương tự như cách hoạt động của băng cassette. Quá trình này mất thời gian do có độ trễ từ việc đĩa phải quay và đầu đọc phải di chuyển chính xác đến vị trí.

Chính vì có bộ phận cơ khí, HDD thường tiêu tốn điện năng hơn, phát ra tiếng ồn nhẹ và dễ bị ảnh hưởng nếu có va chạm mạnh khi đang hoạt động. Ngoài ra, do có cấu trúc cơ học, HDD dễ bị ảnh hưởng bởi va đập, nhiệt độ và độ ẩm. Tuy nhiên, ưu điểm của ổ cứng HDD là dung lượng lớn và giá thành rẻ.

hdd
HDD là ổ cứng đĩa quay cơ học lưu trữ dung lượng khủng với chi phí rẻ

SSD (Solid State Drive)

Trái ngược với HDD, SSD là loại ổ cứng thế hệ mới, không dùng đĩa quay hay đầu từ, mà lưu trữ dữ liệu trên các chip NAND Flash tương tự như USB hoặc thẻ nhớ. Vì vậy, SSD hoàn toàn không có bộ phận cơ học nào.

SSD chỉ sử dụng các transistor cổng nổi (floating gate transistor) để lưu dữ liệu dưới dạng các bit (0 và 1). Khi đọc/ghi dữ liệu, SSD sẽ truy cập trực tiếp vào ô nhớ tương ứng mà không cần cơ chế di chuyển cơ học.

Dữ liệu trong SSD được lưu theo cấu trúc lưới: Cell → Page → Block. Mỗi cell chứa 1 hoặc nhiều bit tùy công nghệ (SLC, MLC, TLC, QLC). Nhờ cơ chế hoạt động này, SSD có thể đọc và ghi dữ liệu gần như tức thì, giúp tăng tốc độ truy xuất gấp nhiều lần so với HDD.

Ngoài ra, SSD không bị phân mảnh dữ liệu, tiêu thụ ít điện năng hơn và hoạt động cực kỳ êm ái. Tốc độ vượt trội, khả năng chống sốc tốt và độ bền cao khiến SSD dần trở thành lựa chọn phổ biến trên các dòng laptop và PC cao cấp.

ssd
SSD nhỏ gọn, vận hành êm ái với tốc độ nhanh chóng

So sánh SSD và HDD khác nhau ở điểm nào?

Để dễ hình dung, hãy cùng điểm qua bảng so sánh giữa SSD và HDD dựa trên nhiều tiêu chí quan trọng như sau:

So sánh SSD và HDD

Tiêu chí

HDD 

SSD

Tốc độ đọc/ghi dữ liệu

Thường ở mức SATA2 hoặc SATA3, tương ứng với 100–200MB/s.

Ngoài ra, HDD chỉ lưu trữ nhanh với các tệp tin cùng sector hoặc trên sector liền kề nhau. Nếu bị phân tán, tốc độ đọc file sẽ chậm hơn.

Nhanh hơn nhiều so với HDD, có thể đạt đến 500MB/s trở lên.

Tốc độ truy xuất file nhanh vì Chip Flash có thể hoạt động ngay khi khởi động.

Độ bền

Dễ hỏng do cơ cấu cơ học, chịu nhiệt và va đập kém.

Sửa chữa khó khăn, yêu cầu chuẩn xác, không bụi bẩn.

Không có bộ phận cơ học nên có thể tránh khỏi tác nhân vật lý gây hại, giúp SSD bền hơn, chống sốc tốt.

Có thể sử dụng và sửa chữa trong môi trường khắc nghiệt.

Giá thành

Rẻ hơn, đặc biệt ở dung lượng lớn.

Cao hơn nhiều so với ổ HDD ở cùng dung lượng.

Kích thước

Kích cỡ tiêu chuẩn 2.5 inch và 3.5 inch.

Đa dạng kích thước như 2.5 inch, M.2, PCIe, NVMe.

Độ ồn

Có tiếng quay và rung nhẹ khi hoạt động.

Hoạt động êm ái, không tiếng ồn.

Tiêu thụ điện năng

Tốn điện hơn.

Tiết kiệm điện hơn.

Sự phân mảnh dữ liệu

Với cấu trúc đĩa mặt tròn, HDD có thể truy cập dữ liệu dung lượng với, còn dung lương nhỏ dễ bị phân mảnh, làm chậm quá trình đọc/ghi dữ liệu.

Với cấu trúc các chíp nhớ rời có phân vùng dữ liệu, SSD không bị ảnh hưởng bởi việc phân mảnh.

Dung lượng lưu trữ phổ biến

Không khó để tìm thấy các ổ HDD 500GB đến vài TB với giá thành không quá chênh lệch.

Nhỏ hơn, thường nằm trong khoảng 128GB – 1TB với giá khá cao.

Phù hợp với ai

Người dùng phổ thông, lưu trữ nhiều dữ liệu

Dân công nghệ, designer, người cần tốc độ xử lý cao

Qua bảng trên, có thể thấy rõ sự khác biệt giữa so sánh ổ HDD và SSD vừa nằm ở hiệu năng lẫn mức độ phù hợp với từng đối tượng sử dụng khác nhau.

so sánh ssd và hdd
HDD và SSD có nhiều điểm khác biệt và chi phí và cách vận hành

Vậy nên sử dụng ổ cứng SSD hay HDD?

Dựa trên thông tin so sánh ổ HDD và SSD Hoàng Long Computer cung cấp ở trên, bạn có thể cân nhắc sử dụng HDD trong trường hợp:

  • Lưu trữ dữ liệu lớn với chi phí thấp: Nếu bạn có nhu cầu lưu phim ảnh, nhạc, game hoặc dữ liệu công việc khổng lồ mà không cần tốc độ xử lý cao, HDD là lựa chọn tối ưu.
  • Người dùng phổ thông: Đối với những ai chỉ dùng máy tính để soạn thảo văn bản, lướt web, xem phim… thì HDD là đủ dùng.
  • Giá thành rẻ: Với cùng số tiền, bạn có thể mua được ổ HDD dung lượng cao hơn SSD rất nhiều.

Hãy chọn SSD trong trường hợp có nhu cầu cao hơn như sau:

  • Muốn ưu tiên tốc độ: Khởi động máy trong vài giây, mở phần mềm cực nhanh, không cần chờ đợi.
  • Làm việc chuyên môn cao: Designer, kỹ sư, lập trình viên hoặc người làm việc với video, đồ họa cần sự ổn định, mượt mà.
  • Yêu cầu độ bền và an toàn dữ liệu: SSD chịu va đập tốt hơn, lý tưởng cho những ai thường di chuyển, làm việc ngoài hiện trường.
  • Không gian yên tĩnh: Ai ghét tiếng ồn khi máy tính hoạt động sẽ thấy SSD là “chân ái”.

Việc lựa chọn SSD hay HDD phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và ngân sách của bạn. Nếu bạn cần một máy tính khởi động nhanh, hoạt động mượt mà, sẵn sàng cho mọi tác vụ nặng, SSD là lựa chọn hàng đầu. Ngược lại, nếu bạn quan tâm đến dung lượng lưu trữ và chi phí, HDD vẫn là ứng viên sáng giá.

Hãy chọn phương án hợp nhất với nhu cầu của bạn

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc kết hợp cả SSD và HDD để tận dụng lợi thế của từng loại ổ cứng. SSD dùng để cài hệ điều hành và phần mềm, HDD dùng để lưu trữ dữ liệu. Bạn vừa có được tốc độ, vừa tiết kiệm chi phí lưu trữ. Đây cũng là xu hướng chung trên các dòng laptop, PC gaming và máy tính đồ họa hiện nay.

Kết luận

Vậy là Hoàng Long Computer đã vừa giúp bạn so sánh SSD và HDD. Nếu còn phân vân chưa biết lựa chọn loại nào, hãy để Hoàng Long Computer tư vấn cho bạn giải pháp tối ưu nhất.

Chúng tôi cung cấp nhiều mẫu ổ cứng chính hãng từ các thương hiệu lớn như Samsung, Kingston, Western Digital, Seagate,... Đội ngũ kỹ thuật viên am hiểu sẽ giúp bạn so sánh SSD và HDD phù hợp với nhu cầu thực tế. Cùng với đó là chế độ bảo hành uy tín, dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp và chính sách hậu mãi tốt. Ghé ngay cửa hàng gần nhất hoặc truy cập website để khám phá các dòng ổ cứng phù hợp nhất cho máy tính của bạn nhé!

Lê Minh Tuấn

Lê Minh Tuấn là một “Biên tập viên - Reviewer công nghệ” tại Tây Hồ, Hà Nội. Với hơn 10 năm hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, anh là một reviewer kỳ cựu, có tiếng trong cộng đồng đam mê phần cứng máy tính tại Hà Nội. Anh bắt đầu sự nghiệp từ năm 2014 với vai trò là kỹ thuật viên phần cứng, sau đó chuyển hướng sang review công nghệ nhờ đam mê chia sẻ kiến thức và trải nghiệm thực tế đến cộng đồng.

Tiktok
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
X